Bến Tre Sửa đồ điện gia dụng Tân Nam Xương

Ảnh của tôi
16 Phan Ngọc Tòng phường 2 tp Bến Tre, Bến Tre, Vietnam
Bến Tre Tân Nam Xương: Sửa điện gia dụng: Quạt Nồi cơm điện tử, Bếp từ, Bếp hồng ngoại, Lò vi sóng, Xe chạy bằng điện, xe máy điện, xe đạp điện...03.460.460.22

Lưu ý giữ kỹ xài bền và cách sửa chữa.

Một số lưu ý khi dùng nồi cơm điện giúp bạn hạn chế tối đa hư hỏng nồi.

 

Bến Tre Tân Nam Xương: Chuyên sửa các loại đồ điện gia dụng:
Quạt điều khiển từ xa
Nồi cơm điện tử
Bếp từ, Bếp hồng ngoại, Lò vi sóng.

Cơ sở: 16 Phan Ngc Tòng Phường An Hội TP. Bến Tre


Cơ sở 2



 

- Luôn luôn vệ sinh nồi sạch sẽ sau khi sử dụng.

 

 

- Không sử dụng mớ cọ sắt, rẻ cứng để làm sạch lòng nồi. Nếu cơm bám dính quá nhiều trong nồi, bạn có thể ngâm nồi trong nước 30 phút, và loại bỏ vết bẩn khi chúng đã mềm.

- Xem xét hệ thống điện trước khi cắm phích nấu cơm.


- Không dùng nồi quá cũ kỹ.

- Nhận định nguồn điện nồi dùng để tránh cháy nổ (nhiều nồi nội địa nước ngoài về cần dùng nguồn điện khác hoặc chuyển đúng nguồn điện của chúng ta đang xài).

- Không chuyển cơm từ chế độ nấu sang giữ ấm khi cơm vừa nhẩy nấc.

- Đặt nồi nơi khô thoáng, sạch sẽ.

-  Đề phòng chuột cắn đứt dây cắm nguồn.

  

Một số lỗi thường gặp ở nồi cơm điện và cách sửa chữa

Có những lỗi đơn giản, bạn có thể tự kiểm tra và khắc phục nó ngay tại nhà mà không cần nhờ tới sự trợ giúp của thợ.

Nồi cơm không hoạt động

Đây là lỗi phổ biến và dễ nhận biết nhất khi nồi cơm điện gặp sự cố. Nguyên nhân có thể rất đơn giản như do phích cấm lỏng, chuột cắn đứt dây, ổ cắm hư hay cầu chì bị cháy. Nếu nguyên nhân nằm ở đó thì bạn có thể tiến hành thay mới các bộ phận để nồi có thể tiếp tục hoạt động bình thường.

Tuy nhiên việc thay cầu chì dưới nồi cơm không phải ai cũng làm được. Sẽ có bài hướng dẫn sửa chữa sau, dễ như ăn cơm...

Nồi nhảy nút khi cơm chưa chín

Một lỗi phổ biến không kém mà chúng ta thường gặp ở nồi cơm điện đó chính là tự động nhảy nút khi cơm vẫn chưa chín. Ở nồi cơm điện có 2 chế độ đó là cook (nấu) và warm (giữ ấm - hâm). Khi cắm điện, bạn phải bật chế độ cook để nấu, điều này chắc ai cũng hiểu rõ.

Tuy nhiên khi bị lỗi, bạn vừa bật cook được một lát thì nồi sẽ tự động nhảy sang warm, cơm vẫn sống nhăn, chắc là phải cơm "chỉ". Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể kể đến như mâm nhiệt bị rơi vãi thức ăn và bị bẩn, phích điện chập chờn, rơ le bị ngắt sớm, vĩ gang dưới đáy nồi cong vênh, lòng nồi bị rớt móp....

Hãy kiểm tra, giữ gìn vệ sinh cho nồi, đặc biệt là mâm nhiệt thật sạch sẽ. Nếu lỗi do đáy nồi cong thì cần thay mới, lòng nồi móp lấy chài đâm tiêu bằ cây vổ cho tròn lại, hoặc rơ le ( giữa đáy mâm gang có cái tròn tròn lớn hơn cái rún) bị hư thì cũng cần phải thay cái mới.

 Cơm bị khê (cháy) ở đáy nồi

Sau một thời gian dài sử dụng, hầu như chiếc nồi nào cũng diễn ra tình trạng nấu cơm bị cháy ở đáy nồi hoặc cơm bị khê, có mùi rất khó nuốt. Xảy ra sự cố này có thể là do nồi cũ, rơ le hoạt động quá lâu dẫn đến ngắt chậm, cơm chín lâu quá dẫn đến khê ở phần đáy.

Tuy nhiên cũng có thể do thói quen vệ sinh của nhiều người, thường lấy cọ sắt cọ vào lòng nồi dẫn đến bị xây xát, mất đi lớp chống dính, cơm khi nấu chín dẽ bám lại đáy nồi. Có khi có "em" nào đó làm kẹt rờle không nhả được....

Cách khắc phục đơn giản là hãy kiểm tra rơ le nhiệt. Nếu rơ le đã quá cũ rồi thì hãy thì thay mới. Còn do thói quen vệ sinh thì bạn phải thay đổi, dùng cọ mềm để vệ sinh rồi, nếu cơm bám dính thì phải ngâm nước trước khi rửa ruột nồi.

Bạn cũng không cần mỗi việc mỗi quản, yên tâm ông thợ sửa nồi đang chờ bạn hoặc là cứ đi ra cửa....hàng là xong...